Theo nguồn tin chính thống từ tờ báo Sankei Nhật Bản, bắt đầu từ tháng 3/2017 chính phủ Nhật sẽ thắt chặt việc cấp COE và Visa du học Nhật Bản đối với du học sinh thuộc 05 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Nepal và Sri Lanka.
Thông cáo trên khiến nhiều học sinh có mong muốn du học Nhật Bản không khỏi hoang mang sợ rằng ước mơ du học Nhật sẽ khép lại. Tuy nhiên, vấn để gì cũng có 2 mặt của nó. Thắt chặt Visa du học Nhật Bản – Cơ hội hay Thách thức dành cho bạn?
Xem thêm: Những thay đổi liên quan đến xét duyệt tư cách lưu trú (COE) và visa du học Nhật Bản
1 – NGUYÊN NHÂN THẮT CHẶT VISA DU HỌC NHẬT BẢN
Khoảng 5 năm trở lại đây, nguồn lao động trẻ trong nước của Nhật giảm mạnh do xu hướng không kết hôn và sinh con đã tồn tại trong giới trẻ Nhật hàng chục năm qua. Chính phủ Nhật mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước. Một dạng dịch vụ “xuất khẩu lao động kiểu mới” cũng theo đó mà xuất hiện ở Việt Nam.
a) Quan niệm sai lầm giữa “Du học Nhật Bản & Xuất khẩu lao động”
Dịch vụ này được thực hiện như sau: Một số công ty tư vấn không minh bạch sẽ tìm cách cho Du học sinh (DHS) sang Nhật dưới dạng Visa du học Nhật Bản nhưng khi tới Nhật thì DHS hoàn toàn coi nhẹ việc học và chỉ quan tâm vào việc làm thêm kiếm tiền. Có một số DHS bị phát giác còn trốn Cục quản lý để làm chui. Chính vì lẽ trên, có rất nhiều người nhầm tưởng du học Nhật Bản là một dạng xuất khẩu lao động mà không hề biết đó là một quan niệm HOÀN TOÀN SAI LẦM.
Theo thống kê từ Hiệp hội lưu học sinh quốc tế tại Nhật (IFSA), năm 2013 số lượng DHS Việt Nam tại Nhật Bản lên tới con số 15,000 người, gấp 4 lần so với năm 2012 và gấp 18 lần so với năm 2009. Còn theo thống kê của JASSCO (cơ quan hỗ trợ sinh viên tại Nhật), năm 2015 số lượng DHS Việt Nam tại Nhật đứng thứ hai (chiếm 18.7%) nhưng tốc độ tăng trưởng thì đứng ở vị trí số 1. Trong đó, 80% DHS học trường nghề và trường tiếng Nhật, chỉ có 20% trong số đó học Cao đẳng – Đại học.
Sự thiếu hiểu biết do tuổi đời còn trẻ, ham kiếm tiền cộng với sự nới lỏng trong việc quản lý DHS của các trường Nhật ngữ mà những DHS du học sai mục đích ngày càng nhiều hơn. Theo chính sách làm thêm cho DHS tại Nhật, thời gian làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần. Trong đó thời gian làm thêm tối đa ngày trong tuần là 4 tiếng/ngày. Tuy nhiên, một số DHS do không bị trường quản lý thời gian đã tranh thủ làm thêm quá thời gian cho phép dẫn đến bị Cục quản lý xuất nhập cảnh phát giác.
b) Cư trú bất hợp pháp
Trường hợp cư trú phi pháp trong giới DHS Việt Nam tại Nhật cũng rất nhiều. Trong đó có nhiều trường hợp, do làm thêm quá giờ nhiều lần dẫn đến bị Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản cảnh cáo và đuổi về nước. Do lo sợ mất trắng số tiền đã bỏ ra đi du học nên không ít DHS lựa chọn con đường bỏ trốn khỏi sự kiểm soát của Cục quản lý xuất nhập cảnh, cư trú bất hợp pháp trên đất Nhật để làm thêm huề lại số vốn đã bỏ ra.
Cũng có những trường hợp, DHS ở Nhật 2 – 3 năm vẫn không tốt nghiệp được trường Nhật ngữ và không được tiếp tục gia hạn Visa du học do học quá lâu. Một số DHS trong số trên cũng chọn cách trốn khỏi sự quản lý của Cục để ở lại Nhật làm thêm kiếm thu nhập.
c) Bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp
Vấn đề người Việt Nam bị cấm ở nhiều trung tâm thương mại tại Nhật hẳn đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Trong văn hóa hàng ngày, người Nhật rất coi trọng sự tự giác. Ở Nhật, mọi người sẽ tự lấy hàng hoá cần mua và tự thanh toán tiền qua POS hoặc nhân viên thu ngân. Vì vậy, ở nhiều cửa hàng tiện lợi, hàng hóa không bị quản lý quá khắt khe. Do sự khác nhau về văn hoá, sự nới lỏng trong khâu an ninh vô hình chung đã khiến nhiều DHS hoặc người lao động thực hiện hành vi ăn trộm, ăn cắp.
Theo thống kê của cảnh sát Nhật, năm 2016, số lượng người Việt Nam phạm tội do trộm cắp lên đến con số 2556, đứng đầu trong số vụ phạm tội từ người nước ngoài tại Nhật. Từ những trường hợp không tốt vô hình chung làm hình ảnh DHS Việt Nam (bao gồm cả những người du học thuần túy) trở nên xấu đi nhiều trong mắt người Nhật.
2 – THẮT CHẶT VISA DU HỌC NHẬT BẢN – CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?
Thắt chặt visa du học Nhật Bản âu cũng là biện pháp mà sớm muộn gì Chính phủ Nhật cũng phải đưa ra để giải quyết vấn đề bùng nổ DHS dẫn đến khó kiểm soát và những hệ luỵ xung quanh. Tuy nhiên, tuỳ vào góc độ và mục đích bạn quan tâm khi du học Nhật Bản mà sẽ có những cơ hội và thách thức.
a) Thách thức
Thắt chặt Visa du học Nhật Bản đồng nghĩa với việc:
– Điều kiện để đi du học Nhật Bản dành cho các hồ sơ sẽ khắt khe hơn. Thành tích học tập của bạn cũng sẽ phải cao hơn và bạn cùng gia đình phải giải trình cụ thể hơn về lý do du học cũng như chứng minh tài chính, thu nhập.
– Tỷ lệ hồ sơ đạt COE và Visa du học Nhật Bản sẽ thấp hơn. Đồng nghĩa với việc cơ hội du học Nhật Bản cho những bạn có mong muốn du học thực sự cũng sẽ ít hơn.
– Cục quản lý và Trường sẽ quản lý chặt hơn trong quá trình bạn học tập và làm thêm tại Nhật.
b) Cơ hội
Tuy nhiên, có thách thức ắt hẳn sẽ có những cơ hội cho các bạn. Chính sách thắt chặt Visa du học Nhật Bản của Chính phủ Nhật vô hình chung tạo nên một hệ sinh thái như sau:
– Đóng cửa 50% những trường Nhật ngữ kém chất lượng đồng nghĩa với việc những trường Nhật ngữ còn lại sẽ uy tín và có chất lượng đào tạo tốt.
– Nâng cao chất lượng hồ sơ du học Nhật giúp các bạn có sự quan tâm thực sự có thêm động lực để cải thiện năng lực học tập và tạo nên một cộng đồng DHS có nền tảng giáo dục tốt.
– Thắt chặt trong công tác quản lý DHS giúp các bạn có được sự hỗ trợ từ mọi phía tốt hơn.
Vậy đó, mọi việc đều có mặt tích tực và tiêu cực của nó. Bên cạnh thách thức luôn là những cơ hội cho những bạn thực sự cố gắng và quyết tâm. Do vậy, đừng vì bức tường về “Thắt chặt Visa du học Nhật Bản” mà lùi bước và từ bỏ ước mơ của mình. Hãy để Jellyfish Vietnam đồng hành cùng ước mơ du học Nhật Bản của bạn bằng cách liên hệ cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Jellyfish Vietnam – Hotline 0986.633.013
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh