Block Google Back Navigation

TẾT TRUNG THU Ở NHẬT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Giống như hầu hết các nước Á Đông, Nhật Bản cũng có tục lệ cúng trăng rằm vào mùa thu. Tuy nhiên tết trung thu ở Nhật Bản có phần khác biệt so với phong tục của người Việt với nhiều nét đặc sắc riêng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Jellyfish tìm hiểu đặc trưng của tết trung thu tại Nhật cũng như phong cách đón tết trung thu của người Nhật Bản.

tết trung thu ở Nhật có gì khác biệt?
Tết trung thu của người Nhật có nhiều nét khác biệt so với nước ta

Xem thêm:

Tết trung thu trong tiếng Nhật có nghĩa là gì?

Tết trung thu ở Nhật Bản có tên gọi là “Otsukimi”. Trong đó “Tsukimi” có nghĩa là “ngắm trăng” còn “O” được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng.

tết trung thu ở Nhật bắt nguồn từ Trung Quốc
Tết trung thu tại Nhật được bắt nguồn từ Trung Quốc

Tại Nhật, tết trung thu thường được diễn ra vào mùa thu, chia làm 2 lần, 1 lần vào ngày 15/8 âm lịch và 1 lần vào ngày 13/9 âm lịch.

Nhiều người cho rằng lễ hội ngắm trăng tại Nhật có nguồn gốc từ tết trung thu ở Trung Quốc và được lưu truyền vào Nhật Bản bởi những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian.

Ban đầu, lễ hội này chỉ dành cho tầng lớp quý tộc nhưng sau này đã phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Lễ hội là dịp mà người dân cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt.

Tết trung thu ở Nhật Bản có gì khác biệt so với Việt Nam?

❀ So với truyền thống tết trung thu tại Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có đôi chút khác biệt. ٩(͡๏̮͡๏)۶

Tết trung thu ở Nhật diễn ra 2 lần trong 1 năm

Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA (十五夜), gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi” (お月見) có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 9 âm lịch.

tết trung thu ở Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ngày lễ trung thu ở Nhật diễn ra 2 lần trong năm

Ngoài ra, người Nhật cũng quan niệm rằng nếu đã ngắm trăng vào ngày 15 mà không ngắm trăng vào ngày 13 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo, tai hoạ, điều kiêng kỵ này được biết với tên gọi “Kata-tsukimi”.

Vậy tại sao trung thu tại Nhật Bản lại được tổ chức đến 2 lần?

Từ năm 862 cho đến năm 1683, lịch Nhật Bản có trăng rằm rơi vào ngày 13 của mỗi tháng. Tuy nhiên, vào năm 1684, lịch đã được thay đổi sao cho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngày sau, đến ngày 15 của tháng. Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyển tsukimi của họ đến ngày thứ 15 của tháng, những người khác tiếp tục thực hiện lễ hội vào ngày 13. Từ đó cũng sinh ra 2 ngày 2 ngày lễ và được duy trì đến hiện nay.

Câu chuyện thỏ ngọc giã bột trên cung trăng

Tương tự như người Việt Nam và Trung Quốc, người Nhật cũng có câu chuyện liên quan đến cung trăng. Tuy nhiên, nếu như người Việt Nam quan niệm trên cung trăng có cây đa, chú cuội, chị Hằng thì người Nhật Bản lại tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên mặt trăng và đến đêm trung thu lại giã bột làm bánh mochi.

Tết trung thu ở Nhật bản có câu chuyện về thỏ ngọc
Câu chuyện thỏ ngọc giã bột trên cung trăng trong tết trung thu ở Nhật Bản

Nhiều địa phương tại Nhật cũng có cây chuyện về một chú thỏ ngồi ăn bánh dango trên mặt trăng vào ngày lễ Otsuki-mi.

Người Nhật đón tết trung thu như thế nào?

Tết trung thu ở Nhật Bản là một trong những ngày lễ quan trọng và được mọi người rất quan tâm. Vào tết trung thu, người Nhật sẽ chuẩn bị các loại đồ cúng đặc trưng, vật trang trí để cầu nguyện và ngắm trăng.

Chuẩn bị đồ cúng cho tết trung thu ở Nhật Bản

Bánh trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi-dango. Loại bánh này được dâng cúng tổ tiêng với mong ước mùa vụ bội thu, trở nên mạnh khoẻ và hạnh phúc.

  • Đêm 15: Thường xếp 15 viên bánh lên đĩa để cúng. Tuy nhiên cũng có nhiều người xếp 12, 12 viên hay 5 viên tuỳ theo đó là năm nhuận hay năm thường.
  • Đêm 13/9: Thường sẽ cúng 13 viên hoặc 5 viên.

02

Thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Những tên khác nhau của lễ kỷ niệm, Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu” hoặc Kurimeigetsu “trăng vụ mùa hạt dẻ” bắt nguồn từ đấy.

Trưng bày vật trang trí trong ngày lễ trung thu

Truyền thống Tsukimi bao gồm trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản (susuki). Cỏ Susuki được coi như là hiện thân của thần mặt trăng có thể đem đến sự an lành, một mùa màng bội thu và có thể xua đuổi ma quỷ.

tết trung thu tại Nhật trang trí với cỏ lau susuki
Cỏ lau Susuki được dùng trang trí trong lễ cúng trăng rằm

Ngoài ra, trong lễ trung thu ở Nhật Bản người ta cũng thường trang trí bằng các loại cỏ mùa thu khác như Hagi, Kuzu, Ominaeshi, Fujibakama, Kikyo, Nadeshiko.

Ngắm trăng rằm – rước đèn

Vào ngày lễ này, người Nhật thường chọn các vị trí thoáng đãng như ngoài hiên, trong vườn nhà để ngắm trăng.

Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước.

Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay ở Nhật đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn thì hầu như các gia đình không còn tổ chức Tsukimi cho con cái họ nữa.

Trên đây là những chia sẻ của Jellyfish Education về ngày tết trung thu ở Nhật Bản, hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến kiến thức – văn hoá – con người Nhật Bản hoặc cần được tư vấn du học Nhật bản, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Jellyfish Education Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh


Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam