Thời điểm trước khi nhập học khoảng 3 tháng chính là lúc các bạn du học sinh thường nhận được cuộc gọi từ cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản. Việc Cục có gọi điện kiểm tra hồ sơ, năng lực tiếng Nhật là ngẫu nhiên và không có lịch hẹn trước nhưng lại có vai trò quan trọng quyết định bạn có nhận được Tư cách lưu trú hay không.
Vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng để nhận điện thoại từ Cục trong bất kể tình huống nào nhé!
TỔNG HỢP NHỮNG LƯU Ý KHI CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT BẢN GỌI ĐIỆN
Mục lục
1. Hình thức kiểm tra từ CXNC
Trong những kỳ học gần đây, Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản tại các khu vực thường xuyên gọi điện thoại đến các bạn du học sinh Việt Nam để kiểm tra về độ chính xác các thông tin trong hồ sơ xin COE. Cục sẽ có các hình thức gọi điện như sau:
– Gọi điện cho du học sinh: Hỏi bằng tiếng Nhật và tiếng Việt.
– Gọi điện cho người bào lãnh: Hỏi bằng tiếng Việt.
– Gọi điện xác nhận tại Công ty/UBND địa phương: Hỏi bằng tiếng Việt.
Xem thêm: Trường hợp hồ sơ nào thường được CXNC gọi điện?
2. Thời gian CXNC gọi điện
Thời gian gọi của cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản là trong giờ hành chính các ngày làm việc thứ 2 – thứ 6 (trừ các ngày nghỉ); từ 8h00 – 18h00 theo giờ Nhật tức là 6h00 – 16h00 theo giờ Việt Nam.
3. Chuẩn bị điện thoại trước khi Cục gọi
Các bạn du học sinh cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho cuộc điện thoại từ Cục Xuất nhập cảnh gọi về bằng cách:
– Chất lượng điện thoại tốt để đảm bảo: loa nghe to, mic tốt, không bị ngắt nguồn khi nhận cuộc gọi, thời gian đàm thoại liên tục từ 10 – 20 phút.
– Điện thoại cần để gần, chuông ở chế độ đủ to để nhận biết các cuộc gọi đến.
– Không đứng tại khu vực có sóng yếu.
4. Thái độ khi trả lời phỏng vấn
– Giữ thái độ bình tĩnh khi nhận được các cuộc điện thoại từ đầu số 0081; +81. Các bạn cần nhanh chóng di chuyển ra khu vực yên tĩnh, ít tiếng ồn để trả lời cuộc điện thoại. Trong lúc di chuyển, cần thông báo để phía Nhật giữ máy, không ảnh hưởng đến cuộc hội thoại của bạn: “Em xin lỗi anh/chị. Hiện tại em đang ở (trong lớp học, trong hội trường, ngoài đường, đi chợ, …) rất ồn ào. Vì thế, sẽ rất khó nghe ạ. Anh/chị làm ơn giữ máy để em di chuyển ra chỗ yên tĩnh. Em xin cám ơn.”
– Trong trường hợp bạn đang bận cũng có thể hẹn thời gian khác để đươc gọi lại. Nhưng lưu ý là bạn phải chắc chắn nghe máy được khi cục gọi lần thứ 2.
– Thể hiện thái độ vui vẻ; dùng thể lịch sự khi trả lời câu hỏi.
– Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời tự tin, dứt khoát và chính xác thông tin.
– Khi nghe chưa rõ câu hỏi thì hãy nói “Làm ơn nhắc lại câu hỏi”.
– Không trả lời qua loa khi chưa hiểu rõ nôi dung câu hỏi. Vì việc trả lời sai hoặc thiếu thông tin cũng có thể dẫn đến việc Cục Xuất nhập cảnh không cấp Tư cách lưu trú (COE) cho bạn!
– Trả lời chính xác với những thông tin đã khai trong hồ sơ xin COE. Hãy nhắc nhở người bảo lãnh lưu ý các thông tin khi trả lời.
– Không để tiếng ồn chen vào khi đang phỏng vấn điện thoại.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn du học Nhật Bản bạn nên biết
5. Một số lỗi thường gặp khi trả lời phỏng vấn
Dựa vào kinh nghiệm làm việc, Jellyfish Education tổng hợp lại những lỗi thường gặp nhất những cũng là lỗi thường xuyên dẫn đến việc trượt COE của các bạn du học sinh, cụ thể:
– Không nghe rõ các câu hỏi bằng tiếng Nhật và im lặng, không trả lời.
– Trả lời phỏng vấn không khớp với những thông tin trong hồ sơ.
– Quên các thông tin căn bản của người thân: Tuổi tác của bố mẹ, anh chị em.
– Quên các thông tin căn bản của bản thân: Tốt nghiệp đại học/THPT năm nào; Tên giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của bạn tên gì; Tên giám đốc của công ty bạn từng làm việc…
6. Chuẩn bị câu hỏi gì cho cuộc phỏng vấn?
Sau đây là một số mẫu câu hỏi để các bạn du học sinh chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn từ Cục Xuất nhập cảnh:
1. Hãy giới thiệu bản thân
自己紹介(じこしょうかい)をしてください。
自己紹介(じこしょうかい)お願(ねが)いします
2. Em tên là gì?
お名前(なまえ)は?
名前(なまえ)はなんですか。
お名前(なまえ)を教(おし)えてください。
(Hùng)さんですか。(Em có phải là (Hùng) không?)
3. Ngày tháng năm sinh của bạn là khi nào?
生年月日(せいねんがっぴ)を教(おし)えてください
生年月日(せいねんがっぴ)はいつですか?
4. Ngày sinh nhật của bạn là khi nào?
誕生日(たんじょうび)はいつですか。
誕生日(たんじょうび)を教(おし)えてください
5. Em đang sống ở đâu?
今(いま)、どこに住(す)んでいますか?
6. Sở thích của em là gì?
趣味 (しゅみ) は 何(なん)ですか。
7. Hôm nay là tháng mấy, ngày mấy?
今日(きょう)は 何月(なんがつ) 何日(なんにち)ですか。
8. Hôm nay là thứ mấy?
今日(きょう)は 何曜日(なんようび)ですか。
9. Bây giờ là mấy giờ?
今(いま)、何時 (なん じ)ですか。
10. Em học tiếng Nhật từ bao giờ?
いつから 日本語(にほんご)を 勉強(べんきょう)しましたか。
11. Em đang học tiếng Nhật ở đâu?
どこで 日本語(にほんご)を 勉強(べんきょう)していますか
12. Ở Trung tâm có mấy lớp học? Mấy thầy cô?
会社に クラスが いくつ ありますか。
先生(せんせい)が 何人(なんにん) いますか。
13. Em học từ thứ mấy đến thứ mấy?
何曜日(なんようび)から 何曜日(なんようび)まで 勉強(べんきょう)しますか。
14. Em học tiếng Nhật được bao lâu rồi?
どのぐらい日本語(にほんご)を 勉強(べんきょう)しますか。
何(なん)か月勉強(げつ べんきょう)しましたか。
15. Một ngày học mấy tiếng?
毎日(まいにち) どのぐらい 勉強(べんきょう)しますか。
毎日(まいにち) 何時間(なんじかん) 勉強(べんきょう)しますか?
16. Buổi tối em có học không? Học khoảng mấy tiếng?
毎晩(まいばん)勉強(べんきょう)しますか。何時間(なんじかん)ぐらいですか。
17. Học từ mấy giờ đến mấy giờ?
何時(なんじ)から 何時(なんじ)まで 勉強(べんきょう)しますか。
18. Hiện nay học đến bài bao nhiêu rồi?
今(いま)、第何課(だいなんか)を 勉強(べんきょう)していますか。
19. Giáo trình đang học là gì?
勉強(べんきょう)している本(ほん)は 何(なん)ですか。
20. Em được nghỉ thứ mấy?
休(やす)みは 何曜日(なんようび)ですか。
21. Sáng nay em dậy lúc mấy giờ?
今朝(けさ)、何時(なんじ)に 起(お)きましたか。
22. Tối qua mấy giờ đi ngủ?
昨夜(ゆうべ)、何時(なんじ)に 寝(ね)ましたか。
23. Lớp học có bao nhiêu người?
教室(きょうしつ)に 学生(がくせい)が 何人(なんにん)いますか。
24.Thầy hay cô dạy? Tên là gì?
教(おし)えている先生(せんせい)は女(おんな)の人(ひと)ですか、男(おとこ)の人(ひと)ですか。
先生(せんせい)の 名前(なまえ)は 何(なん)ですか。
25. Em đã đỗ kỳ thi tiếng Nhật nào?
どんな試験(しけん)に 合格(ごうかく)しましたか
26. Em được bao nhiêu điểm?
何点(なんてん)ですか。
27. Em thi chứng chỉ đó khi nào?
いつ 受験(じゅけん)しましたか。
いつ 試験(しけん)を 受(う)けましたか
28. Gia đình em có những ai?
家族(かぞく)は 何人(なんにん)ですか。
家族(かぞく)は 何人(なんにん)が いますか。
29. Bố (mẹ) em làm nghề gì? Bao nhiêu tuổi?
お父(とう)さん(お母(かあ)さん)のお仕事(しごと)は 何(なん)ですか。
何歳(なんさい)ですか。(おいくつ ですか。)
30. Ai là người bảo lãnh cho em?
誰(だれ)が学(がく) 費(ひ)を 支払(しはら)いますか。
経費支弁者(けいひしべんしゃ)は 誰(だれ)ですか。
31. Thu nhập của mẹ (bố) em là bao nhiêu?
お母(かあ)さん(お父(とう)さん)の収入(しゅうにゅう)は いくらですか
32. Em tốt nghiệp trường cấp 3 khi nào?
いつ 高校(こうこう)を卒業(そつぎょう)しましたか?
33. Bạn tốt nghiệp cao đẳng khi nào?
いつ 短期大学(たんきだいがく)を卒業(そつぎょう)しましたか?
(Câu hỏi dành cho các bạn tốt nghiệp cao đẳng)
34. Bạn tốt nghiệp đại học khi nào?
いつ 大学(だいがく)を卒業(そつぎょう)しましたか?
(Câu hỏi dành cho các bạn tốt nghiệp đại học)
35. Bạn tốt nghiệp trung cấp khi nào?
いつ 専門学校(せんもんがっこう)を卒業(そつぎょう)しましたか?
(Câu hỏi dành cho các bạn tốt nghiệp trung cấp)
36. Lý do du học thì em viết tay hay đánh máy?
留学(りゅうがく)の 理由(りゆう)は 手書(てが)きですか、コンピューターで 作(つく)りましたか。
37. Lý do gì khiến em đi du học Nhật Bản?
どうして 日本(にほん)に 留学(りゅうがく)したいですか。
どうして 日本(にほん)へ 留学(りゅうがく)しに 行(い)きたいですか。
日本(にほん)へ 留学(りゅうがく)する理由(りゆう)は 何(なん)ですか。
留学(りゅうがく)の 理由(りゆう)を 教(おし)えてください。
7. Một số lời khuyên từ Jellyfish Education
– Các bạn du học sinh cần học tiếng Nhật liên tục trong thời gian 6 tháng trước khi sang Nhật để đảm bảo trình độ tiếng Nhật đầu vào của mình.
– Thường xuyên giao tiếp, luyện nghe tiếng Nhật.
– Luyện tập trả lời phỏng vấn trước với giáo viên, bạn bè và tự luyện tập.
– Tuyệt đối không uống rượu bia trong thời gian Cục đang kiểm tra hồ sơ. Nhìn chung, việc Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản gọi điện xác nhận thông tin với du học sinh Việt Nam cũng là một cuộc gọi khá đơn giản. Điều quan trọng để hoàn thành cuộc phỏng vấn một cách thuận lợi là thái độ tự tin, bình tĩnh cũng như sự chuẩn bị kỹ càng từ trước.
Xem thêm: Những việc cần làm sau khi có kết quả đỗ COE
Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
Jellyfish Vietnam – Hotline 0986.633.013
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh