Nhật Bản khá khắt khe trong việc cấp visa cho người nước ngoài nhập cảnh. Người xin visa cần cho thấy rõ ràng mục đích của chuyến đi. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các loại visa Nhật Bản theo mục đích nhập cảnh mà bạn cần biết.
I. Phân loại visa Nhật Bản theo số lần nhập cảnh
1. Visa nhập cảnh 1 lần
Visa Nhật Bản phân theo số lần nhập cảnh được chia làm 2 loại: visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần.
Visa nhập cảnh một lần thường là nhằm mục đích du lịch, công tác, thăm thân, quá cảnh… Với loại visa này, bạn sẽ chỉ được nhập cảnh một lần duy nhất. Nếu muốn nhập cảnh lần tiếp theo, bạn sẽ cần xin cấp visa mới.
Thời hạn hiệu lực của visa là 3 tháng hoặc 6 tháng, với visa quá cảnh là 4 tháng.
2. Visa nhập cảnh nhiều lần
Với visa nhập cảnh nhiều lần, bạn có thể quay lại Nhật Bản nhiều lần trong thời hạn có hiệu lực. Đối tượng xin visa loại này là những người làm việc ở cơ quan Việt Nam, các nhà văn hóa, trí thức…
Visa nhiều lần có hiệu lực trong 1 năm, 3 năm và 5 năm. Thời hạn lưu trú là 15 ngày hoặc 30 ngày.
II. Visa Nhật Bản theo mục đích nhập cảnh
1. Visa du lịch
Visa du lịch Nhật Bản dành cho công dân nước ngoài muốn nhập cảnh với mục đích vui chơi, giải trí, tham quan… Bạn sẽ cần nhập cảnh đúng thời hạn theo diện visa được cấp.
Hiện nay, visa du lịch Nhật Bản được chia làm 2 loại:
– Visa du lịch tự túc: dành cho những người đi du lịch chơi, giải trí mà không bao gồm thăm bạn bè, thăm thân hoặc mục đích thương mại. Với loại visa này, bạn chỉ được nhập cảnh 1 lần với thời gian lưu trú nhiều nhất 15 ngày, thời hạn tối đa 90 ngày.
– Visa du lịch theo package tour: dành cho người Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông tham gia những tour do công ty du lịch chỉ định. Công ty tour sẽ lo toàn bộ visa, máy bay, khách sạn, phương tiện di chuyển cho khách du lịch. Thời gian lưu trú tại Nhật nhiều nhất là 15 ngày.
2. Visa du học
Những bạn sang Nhật học tại các trường Nhật ngữ, CĐ, ĐH đều cần xin visa du học. Thời hạn của loại visa này thường có hiệu lực từ 3 tháng đến 5 năm và có thể xin gia hạn thêm.
Để xin visa du học, bạn cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định và thư mời từ trường bên Nhật. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo đủ tài chính để chi trả sinh hoạt phí và học phí trong thời gian ở Nhật.
Tùy vào mục đích đi du học mà visa sẽ được chia làm 2 loại:
– Visa học tiếng: thời hạn 1 năm, bạn có thể gia hạn thêm tối đa 2 năm.
– Visa học CĐ, ĐH, sau ĐH: bạn có thể gia hạn visa thêm trong 1 đến 2 năm đến khi tốt nghiệp.
Xem thêm: Quy trình xin visa du học Nhật Bản từ A- Z
3. Visa thương mại
Visa thương mại thường được dùng với mục đích đi công tác, đàm phán thương mại, ký kết hợp đồng, tham gia hội thảo… Visa này không được sử dụng để du lịch hoặc đi làm nhận thù lao. Thời gian lưu trú là từ 30 đến 90 ngày.
Visa thương mại dành cho 2 đối tượng chính, cụ thể:
Visa cho đối tượng sang Nhật với mục đích thương mại
– Nhân viên chính thức tại các công ty nhà nước
– Nhân viên chính thức tại các công ty TNHH, cổ phần, tư nhân
– Nhân viên chính thức tại công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
– Nhân viên chính thức tại công ty có vốn Nhật Bản là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại các tỉnh, thành phố thuộc quản lý của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản
– Nhân viên chính thức tại công ty có vốn Nhật, có cơ sở kinh doanh hoặc địa chỉ liên hệ tại Nhật Bản (gồm cả văn phòng đại diện)
– Nhân viên chính thức tại các công ty liên doanh, công ty con, chi nhánh… mà công ty niêm yết trên sàn chứng khoán góp vốn
– Nhân viên chính thức tại công ty có giao dịch thực tế thường xuyên với công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Nhật Bản
– Người có chức vụ đã từng đi Nhật với mục đích thương mại trong 3 năm trở lại và từng nhiều lần đi các nước G7 với mục đích lưu trú ngắn hạn (trừ Nhật Bản)
– Người có chức vụ đã từng đi Nhật với mục đích thương mại từ 3 lần trở lên trong 3 năm gần đây.
Visa cho các nhà hoạt động văn hóa, trí thức sang Nhật
– Người làm nghệ thuật ở các lĩnh vực: âm nhạc, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, kịch… có thành tích được công nhận
– Nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên
– Người có tư cách của quốc gia, quốc tế (luật sư, luật sư sáng chế, kế toán công, nhân viên hỗ trợ tư pháp, công chứng viên, bác sĩ
– Vận động viên không chuyên, vận động viên có thành tích được công nhận
– Người có chức vụ từ giảng viên Đại học trở lên (nhân viên chính thức)
– Trưởng phòng trở lên tại các Viện nghiên cứu, Bảo tàng của Nhà Nước
– Đại biểu quốc hội, công chức nhà nước, đại biểu hội đồng nhân dân địa phương, công chức địa phương.
4. Visa thăm thân
Visa thăm thân là visa ngắn hạn cấp cho người thân (bố mẹ ruột, bố mẹ vợ/ chồng, vợ chồng, con cái) đang ở Việt Nam và tới thăm người đang sinh sống, làm việc tại Nhật. Với loại visa này, bạn sẽ chỉ được phép nhập cảnh 1 lần duy nhất. Thời hạn của visa là 3 tháng và được phép lưu trú tối đa 30 ngày.
Điều kiện làm visa thăm thân Nhật Bản:
– Nhằm mục đích thăm người thân, họ hàng (có quan hệ 3 đời) hoặc bạn bè đang sinh sống & làm việc hợp pháp tại Nhật.
– Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc hợp pháp tại Việt Nam (có giấy phép lao động và thẻ tạm trú).
5. Visa lao động tại Nhật
Visa lao động Nhật Bản là loại thị thực cho người nước ngoài lao động hợp pháp tại Nhật. Người sở hữu visa này sẽ nhận được một số ưu tiên và bảo trợ bởi chính phủ Nhật. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh những rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc tại Nhật.
Visa lao động tại Nhật bao gồm 3 loại chính:
– Visa lao động diện kỹ sư, cử nhân:
- Đối tượng xin visa cần có trình độ học vấn từ Cao đẳng (chính quy) trở lên.
- Cá nhân hoạt động trong các chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, dịch vụ.
- Các chuyên ngành như điện, công nghệ thông tin, cơ khí… cần có kinh nghiệm tối thiểu 6 năm.
– Visa xuất khẩu lao động cho lao động phổ thông: Đây là loại thị thực cho các cá nhân tốt nghiệp cấp 2 trở lên, thuộc nhiều khối ngành khác nhau, không yêu cầu trình độ cao.
– Visa du học sau đó chuyển sang visa lao động: Dành cho lao động đã tốt nghiệp cấp 3 trở lên.
6. Visa y tế
Visa y tế được các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật cấp cho bệnh nhân người nước ngoài và những người đi cùng tới Nhật Bản. Mục đích là để khám, chữa bệnh tại Nhật Bản. Các dịch vụ y tế bao gồm điều trị, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế, phục hồi sức khỏe…
Để được cấp thị thực, bạn cần nộp hồ sơ và các giấy tờ như: giấy chứng nhận có kế hoạch khám và chữa bệnh do cơ sở y tế tại Nhật cấp, thư giới thiệu do tổ chức bảo lãnh tại Nhật cấp. Với loại visa này, thời hạn tối đa là 3 năm và thời hạn mỗi lần là 15 ngày, 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng cho tới 1 năm.
Trong bài viết trên, Jellyfish Việt Nam đã giới thiệu tới các bạn các loại visa Nhật Bản được sử dụng phổ biến. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại visa phù hợp.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về du học Nhật Bản, các bạn hãy điền đầy đủ thông tin dưới đây cho chúng mình nhé!
Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng