Block Google Back Navigation

VĂN HÓA ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM Ở NHẬT BẢN

Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân Nhật Bản. Tàu điện phổ biến nhất trong các loại phương tiện giao thông ở Nhật Bản và trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.

Tàu điện ngầm ở Nhật Bản gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu thường hay còn gọi là tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3 km. Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản. Tàu siêu tốc Sinkansen là tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại. Vận tốc của tàu Shinkansen là khoảng 300Km/h. Ngồi bên trong hành khách sẽ có cảm giác tai bị ù do tốc độ của tàu khá lớn. Do vận tốc cao nên giá cả của tàu Shinkansen cũng không thua kém vé máy bay, nhưng để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian đi lại, Shinkansen vẫn là một phương tiện. được ưa chuộng với người dân Nhật Bản đặc biệt là tầng lớp thương gia.

I – VĂN HÓA ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM Ở NHẬT BẢN

Bên trong tàu điện ngầm ở Nhật Bản

Trong tàu điện luôn bố trí máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông, vì vậy cho dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, bạn vẫn có thể yên tâm khi lên tàu điện ở Nhật Bản. Hai bên tàu điện luôn có các bảng điện tử chỉ dẫn khi đến các ga khác nhau, tiện lợi cho hành khách trong việc tra cứu lộ trình đi của mình.

Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Tàu chỉ bị trậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách. Nếu lần đầu đến Nhật và lên thử tàu điện ở Nhật, chắc hẳn bạn sẽ thấy hài lòng với phương tiện đi lại thuận tiện này.

Khi lên tàu điện ở Nhật, mọi người đều xếp thành hai hàng và không được phép chen ngang. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu. Đó được coi là Văn hóa khi đi tàu điện của người Nhật.

Tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, đông đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng ở trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi, nhưng đó dường như là chuyện bình thường ở Nhật, không ai tức giận hay có thái độ khó chịu cả.

Khi lên tàu điện ở Nhật, bạn sẽ thấy người Nhật sử dụng thời gian trên tàu như thế nào. Phần lớn là họ tranh thủ ngủ. Nhất là khi đi tàu điện vào giờ “buồn ngủ” như sáng sớm thì hầu hết mọi người đều tranh thủ thời gian để “ngủ”. Trông họ có vẻ ngủ rất say nhưng vẫn nghe thông báo ga đến và xuống đúng ga.

Ga tàu điện Shinagawa tại Nhật Bản

Hiện tượng thứ hai cũng rất phổ biến, đó là gửi tin nhắn bằng điện thoại di động. Người Nhật rất biết giữ ý là trên tàu điện thường tránh nghe điện thoại vì nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thế nên phương tiện thông tin không mấy ảnh hưởng đó là gửi tin nhắn bằng điện thoại được người Nhật tận dụng một cách triệt để. Nhiều khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị.

Ngoài ra, thời gian trên tàu điện còn được người Nhật sử dụng để tranh thủ đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc, tận dụng thời gian rỗi trên tàu.

Tàu điện ở Nhật không chỉ là đặc trưng của sự phát triển công nghệ của nuớc Nhật, mà còn là nơi bạn có thể quan sát tổng thể văn hóa hiện đại và thói quen sống của người dân Nhật Bản. Nếu muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, hãy lên tàu điện và quan sát – chỉ với một khoảng thời gian ngắn thôi, bạn vẫn có thể hiểu ra nhiều điều về Nhật Bản đấy.

Ở Nhật, khi mua vé tàu bạn không phải mất công tới quầy bán vé mà tại tất cả các nhà Ga máy bán vé tự động cùng với bản đồ tàu chạy được bố chí tại các điển thuận tiện nhất cho người người mua vé, phương thức mua vé bạn chỉ cần đưa tiền (tiền xu và tiền giấy đều được) vào máy bán vé tự động và chị cần nhìn bản đồ vị trí bạn đến đề giá bao nhiều rồi bấn vào số tiền đó trên màn hình ngay lập tức vé tương ứng với số tiền đó sẽ được đưa ra cho bạn. Điểm đáng nói ở đây là những chiếc máy này dù bạn có đưa tờ tiền chị giá cao thì máy cũng sẽ tự động trả lại tiền cho bạn đủ không thiếu một yên nào cả.

Máy bán vé tự động tại nhà ga

Nhiệm vụ của người nhân viên nhà ga là gì? Họ giải quyết những vấn để chung như cung cấp thông tin, chỉ dẫn, kiểm soát, giải quyết những vấn đề mà khách hàng yêu cầu…

Trong trường hợp bạn mua nhầm vé, bạn có thể gặp nhân viên nhà Ga họ sẽ hủy vé và trả lại tiền cho bạn. Nếu bạn mua vé nhầm, số tiền ít hơn so với số tiền nơi bạn cần đến thì bạn cũng không phải lo, bạn cứ lên tàu và đi, khi đến nơi bạn chị cần tới gặp nhân viên phòng vé tại khu vực soát vé và trả họ số tiền bạn còn thiều là bạn có thể rời khỏi nhà Ga được.

Khi Bạn vào hoặc rời khỏi nhà Ga bạn phải đi qua một hệ thống máy soát vé tự động bằng cách đưa vé vào khe kiểm tra vé của máy, nếu vé hợp lệ 2 cánh của chắn của máy sẽ mở và bạn có thể ra hoặc vào. Nếu không hợp lệ 2 cánh cửa sẽ không mở và máy kêu và phát tín hiệu đến phòng an ninh được đặt bên cạch hệ thống máy soát vé.

Trên đây là một số nét đặc trưng trong văn hóa tàu điện ngầm ở Nhật Bản qua góc nhìn của du học sinh mà Jellyfish Education muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm phần nào về cách người Nhật sử dụng tàu điện ngầm ở Nhật Bản trong cuộc sống hàng ngày.


Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam