Block Google Back Navigation

TRƯỜNG HỌC NHẬT BẢN NHƯ THẾ NÀO? ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Đã bao giờ bạn thắc mắc một ngày học tập tại trường học Nhật Bản như thế nào chưa? Hệ thống giáo dục của Nhật Bản có gì khác với Việt Nam? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn đang có dự định du học Nhật Bản hay chỉ đơn giản là yêu thích văn hóa của đất nước này.

I. Tổng quan hệ thống giáo dục Nhật Bản – trường học Nhật Bản như thế nào?

1. Hệ thống giáo dục của Nhật có những bậc học nào?

Trường học Nhật Bản như thế nào? Tương tự với Việt Nam, hệ thống giáo dục của Nhật cũng được chia thành các cấp bậc mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học. Tuy nhiên, thời gian học của từng bậc sẽ có điểm khác biệt. Cụ thể:

  • Mẫu giáo: 1-3 năm
  • Tiểu học: 6 năm
  • Trung học cơ sở: 3 năm
  • Trung học phổ thông: 3 năm
  • Đại học chính quy: 4 năm
  • Đại học ngắn hạn: 2 năm
  • Cao đẳng: 2 năm, có những khóa học 3 năm
  • Cao đẳng kỹ thuật: 5 – 5,5 năm
  • Trường dạy nghề: tối thiểu 1 năm
  • Trường trung cấp: tối thiểu 1 năm

Hệ thống giáo dục của Nhật bắt buộc học sinh phải hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bậc trung học phổ thông là không bắt buộc. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ học cấp 3 của Nhật vẫn đạt gần 100% và tỷ lệ học Đại học là khoảng 50%, chỉ đứng sau Mỹ.

Xem thêm: Hệ thống giáo dục Nhật Bản

2. Phân loại hệ thống các trường học của Nhật

Tùy từng cơ quan thành lập, hệ thống các trường của Nhật sẽ được phân loại thành trường quốc lập, công lập, tư lập và Nhật ngữ.

 

Trường quốc lập

Trường quốc lập là các trường do nhà nước thành lập nên. Trường sẽ được nhà nước hỗ trợ một khoản chi phí. Vì vậy, học phí tại các trường quốc lập thường rẻ nhất trong số tất cả các hệ thống trường. Gần như mỗi tỉnh sẽ chỉ có 1 trường quốc lập ở mỗi bậc. Do số lượng hạn chế nên tỷ lệ cạnh tranh vào trường là rất cao.

Trường công lập

Trường công lập là các trường do Nhà nước quản lý. Mỗi quận, huyện sẽ chỉ có duy nhất 1 trường. Bên cạnh trường quốc lập thì trường công lập cũng có chi phí khá phải chăng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo của các trường vẫn luôn được đánh giá cao. Tỷ lệ cạnh tranh cũng không thua kém các trường quốc lập.

Trường tư lập

Trường tư lập là trường do các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư của địa phương thành lập. Một điểm đặc biệt của trường tư lập là không tuyển sinh quá nhiều. Mỗi lớp học sẽ chỉ có 10 đến 15 học sinh. Chính vì vậy, chi phí của các trường tư lập thường cao hơn nhiều so với quốc lập và công lập.

Trong hệ thống các trường học của Nhật, trường tư lập có số lượng nhiều hơn cả. Vì thế mà số lượng học sinh đang học tập ở các cấp cũng rất nhiều. 

II. Đặc điểm của hệ thống giáo dục Nhật Bản

1. Học thêm rất phổ biến

Tại Nhật, hầu như học sinh sẽ dành thời gian cho việc học ở trường. Tuy nhiên, chương trình học trên trường chỉ giải quyết được các vấn đề cơ bản. Vì vậy, rất nhiều học sinh Nhật tham gia các trung tâm học thêm và lò luyện thi. Rất nhiều học sinh khi chỉ mới vào cấp 1 đã tham gia các khóa học bổ túc, tăng cường để chuẩn bị thi vào cấp 2, tiếp đó là cấp 3. 

Ở Nhật cũng rất phổ biến các trường luyện thi hay còn gọi là Juku. Các học viên hầu hết đều ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tại đây, các bạn sẽ được dạy thêm sau giờ học để luyện thi vào trường cấp 2, cấp 3 và Đại học.

2. Quy định nghiêm ngặt

Nhật Bản luôn được thế giới biết đến với những quy tắc nghiêm ngặt. Một số quy định mà học sinh Nhật Bản buộc phải tuân theo như:

  • Không nhuộm tóc, không làm tóc xoăn
  • Không trang điểm, sơn móng tay, đeo trang sức
  • Nam sinh không để tóc quá dài
  • Chỉ được đi tất đen, trắng hoặc xanh đen
  • Không sử dụng điện thoại
Học sinh Nhật Bản phải tuân thủ quy tắc của trường học
Học sinh Nhật Bản phải tuân thủ quy tắc của trường học

3. Giờ giới nghiêm

Học sinh dưới 18 tuổi tại Nhật bắt buộc phải tuân thủ giờ giới nghiêm. Các bạn sẽ không thể tới rạp chiếu phim hay siêu thị sau giờ này. Quy tắc về giờ giấc có thể khác nhau giữa các địa phương. Ví dụ, giờ giới nghiêm tại Tokyo và Yokohama là 10h tối.

4. Không có chế độ học lại

Nếu như ở Việt Nam có chế độ học lại một năm do các nguyên nhân khác nhau thì Nhật Bản không như vậy. Ở Nhật, dù có bất kỳ nguyên nhân nào như điểm kém hay nghỉ nhiều thì học sinh cũng sẽ không bị lưu ban và vẫn được học lên các cấp cao hơn.

5. Tự dọn dẹp trường học

Đa số các trường học của Nhật không thuê nhân viên vệ sinh bởi học sinh sẽ phải dọn dẹp lớp học mỗi ngày. Mục đích là dạy cho các bạn tinh thần làm việc tập thể cũng như rèn luyện tính cách khiêm tốn.

6. Học làm người trước khi học kiến thức

Một điểm nữa khiến cả thế giới khâm phục nền giáo dục Nhật Bản chính là việc họ luôn đặt đạo đức làm giá trị cốt lõi. Trẻ nhỏ từ khi bắt đầu đi học đã được học làm người trước khi tiếp thu kiến thức. Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ và đúng giờ luôn đạt gần 100%.

Có thể thấy, hệ thống giáo dục của Nhật Bản có những đặc điểm và quy chuẩn riêng mà các nước khác không có. Nhưng chính nhờ vậy mà giáo dục Nhật Bản mới có thể tạo nên những nhân lực chăm chỉ, nghiêm túc, có trách nhiệm như hiện tại.

Hy vọng những bạn đang có thắc mắc về chế độ, quy định trường học Nhật Bản như thế nào sẽ tìm được lời giải đáp trong bài viết trên. Để được giải đáp mọi thắc mắc về du học Nhật Bản, các bạn hãy điền đầy đủ thông tin dưới đây cho chúng mình nhé!

Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng


Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam