Nhiều năm trở lại đây, số lượng du học sinh (DHS) đến Nhật nhập học ngày càng nhiều. Trong đó du học sinh Việt Nam đang đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc. Lượng du học sinh tăng cao kéo theo nhiều vấn nạn như tình trạng cư trú bất hợp pháp, làm thêm trái phép, hay trộm cắp,… Nhằm cải thiện tình trạng này, và để giúp chọn lựa được những ứng viên tốt hơn đến học tập tại đất nước mình, Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng như Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có những điều chỉnh, thắt chặt quy định xét duyệt cấp Tư cách lưu trú (COE) và Visa cho du học sinh hơn.
CÓ HAY KHÔNG VIỆC ĐĂNG KÝ DU HỌC TẠI KHU VỰC TOKYO HAY OSAKA DỄ ĐỖ COE VÀ VISA HƠN?
Mục lục
Trước thực trạng số lượng ứng viên trượt COE tăng cao (nhất là ở Tokyo và Osaka), đã có rất nhiều những phỏng đoán thiếu căn cứ (trong đó có cả từ những trung tâm tư vấn du học), về việc chọn lựa khu vực nào tại Nhật để du học sẽ giúp du học sinh có cơ hội đỗ COE cao hơn. Điều đáng buồn là khi các trung tâm tư vấn du học hợp tác nhiều với các trường ở Tokyo, họ sẽ chia sẻ với ứng viên rằng nên đi Tokyo vì Cục xuất nhập cảnh tại Osaka xét COE khó, và ngược lại.
Thông qua bài viết này, Jellyfish sẽ có những phân tích chi tiết để Quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên hiểu đúng bản chất và suy xét xem liệu rằng có tồn tại khu vực an toàn, dễ đỗ COE hơn hay không.
1. Các trường Nhật ngữ sẽ do Cục quản lý xuất nhập cảnh khác nhau phụ trách
Tổng Cục quản lý cư trú và xuất nhập cảnh là đơn vị quản lý nhập cư thuộc Bộ tư pháp Nhật Bản; và phụ trách việc xét duyệt cấp COE cho du học sinh. Bên cạnh trụ sở chính, có 8 Cục quản lý xuất nhập cảnh vùng, 7 Văn phòng quận, 61 Văn phòng chi nhánh và 2 Trung tâm.
Sau khi đỗ phỏng vấn với trường Nhật ngữ mình lựa chọn, ứng viên cần hoàn tất hồ sơ xin COE theo hướng dẫn và nhà trường sẽ nộp hồ sơ đã hoàn thiện lên Cục quản lý xuất nhập cảnh vùng. Các trường Nhật ngữ ở khu vực khác nhau có thể được xét duyệt bởi các Cục quản lý xuất nhập cảnh khác nhau.
Hiện tại có hơn 750 trường Nhật ngữ ở khắp 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Các trường Nhật ngữ này được quản lý bởi 1 trong 8 Cục quản lý xuất nhập cảnh vùng dưới đây:
STT | Cục quản lý XNC vùng: | Phụ trách xét duyệt COE cho các trường Nhật ngữ tại: |
1 | Tokyo | Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Yamanashi và Nagano |
2 | Osaka | Shiga, Kyoto, Osaka, Hyogo, Nara và Wakayama |
3 | Sapporo | Hokkaido |
4 | Sendai | Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata và Fukushima |
5 | Nagoya | Aichi, Mie, Shizuoka, Gifu, Fukui, Toyama và Ishikawa |
6 | Hiroshima | Tottori, Shimane, Okayama, Hiroshima và Yamaguchi |
7 | Fukuoka | Fukuoka, Saga, Nagasaki, Kumamoto, Oita, Miyazaki, Kagoshima và Okinawa |
8 | Takamatsu | Tokushima, Kagawa, Ehime và Kochi |
2. Cùng ứng tuyển du học Nhật Bản vào một kỳ nhưng thời gian nhận kết quả COE của DHS có thể không giống nhau
Mỗi Cục quản lý xuất nhập cảnh vùng có thể đề ra thời gian nộp hồ sơ xin COE; thời hạn nộp bổ sung và thời gian trả kết quả COE cho các trường Nhật ngữ khác nhau. Thông thường, timeline của các Cục sẽ lệch nhau 1-2 tuần.
Lưu ý: Các trường pháp nhân sẽ có thời hạn nộp hồ sơ xin COE muộn hơn nhiều so với nhóm trường Nhật ngữ bình thường.
Thời gian trả kết quả COE của mỗi kỳ nhập học thường như sau:
Kỳ nhập học | Thời gian trả kết quả COE |
Tháng 01 | Cuối tháng 11 – Đầu tháng 12 |
Tháng 04 | Cuối tháng 02 – Đầu tháng 03 |
Tháng 07 | Cuối tháng 05 – Đầu tháng 06 |
Tháng 10 | Cuối tháng 08 – Đầu tháng 09 |
Ghi chú: Thời gian cụ thể sẽ được thông báo trước kỳ tuyển sinh
Vì vậy, sẽ có trường hợp các bạn DHS cùng nộp hồ sơ ứng tuyển cho một kỳ du học tại Nhật; nhưng có bạn đã nhận được kết quả COE, có bạn thì chưa. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Sẽ chỉ bất thường khi và chỉ khi cùng một trường Nhật ngữ (ngoài nhóm trường pháp nhân); cùng một kỳ nhập học; bạn A đi qua trung tâm tư vấn du học này đã có kết quả COE; bạn B đăng ký du học qua trung tâm khác thì vẫn chưa nhận được thông báo kết quả.
Quá trình xin COE có thể kéo dài đến 5 hoặc 6 tháng; chắc chắn sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng, hồi hộp cho gia đình và các em học viên. Thấu hiểu được điều này, các trung tâm tư vấn du học uy tín như Jellyfish đều nắm được và sẽ chia sẻ rõ ràng ngay từ đầu về lịch trình hồ sơ COE lên Cục kèm hướng dẫn chuẩn bị cụ thể. Quý phụ huynh và các em học viên có thể hoàn toàn yên tâm.
3. Có hay không việc đi khu vực Osaka sẽ dễ đỗ COE hơn khu vực Tokyo?
Như chúng tôi đã phân tích bên trên, các trường Nhật ngữ ở khu vực khác nhau sẽ do các Cục quản lý xuất nhập cảnh khác nhau phụ trách. Việc xét duyệt hồ sơ xin Tư cách lưu trú sẽ do nhiều nhân viên quản lý xuất nhập cảnh thực hiện. Mức độ “kỹ tính” của mỗi nhân viên xuất nhập cảnh, của mỗi Cục quản lý có thể sẽ khác nhau. Song, quy trình, tiêu chí và nguyên tắc xét duyệt đều được thống nhất chung. Vì vậy, chắc chắn nhận định đi khu vực này sẽ dễ đỗ COE hơn khu vực khác là vô căn cứ.
Thay vào đó, việc hồ sơ du học sinh “bị soi” nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào xếp loại của trường Nhật ngữ.
Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra và tiến hành xếp loại chất lượng quản lý của trường Nhật ngữ hàng năm (phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ bỏ trốn của du học sinh đang theo học tại trường).
Theo đó, các trường Nhật ngữ sẽ được chia thành 4 nhóm:
- Trường loại 1: Là trường có tỉ lệ học sinh bỏ trốn dưới 3%
- Trường loại 2: Là trường có tỉ lệ học sinh bỏ trốn dưới 6%
- Trường loại 3: Các trường Nhật ngữ mới (Không được công nhận là trường Top. Thời gian thành lập chưa đủ 01 năm)
- Trường loại 4: Là các trường có tỉ lệ bỏ trốn trên 7%
Việc xét duyệt hồ sơ xin COE cho các trường Nhật ngữ được thắt chặt theo thứ tự sau: Trường loại 1 < Trường loại 2 < Trường loại 3 < Trường loại 4.
Dù đăng ký vào trường Nhật ngữ nào, ứng viên vẫn cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hồ sơ do Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản đề ra. Do vậy, xếp hạng này không đồng nghĩa với việc du học sinh đăng ký vào trường loại 3 hay 4 sẽ trượt COE. Tuy nhiên, Jellyfish vẫn khuyên các em ứng tuyển vào trường Nhóm 1, 2. Bởi, tỉ lệ bỏ trốn của DHS có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý của nhà trường. Các trường nằm trong Nhóm 1, 2 chắc chắn sẽ thể hiện trách nhiệm và quan tâm sát sao đến Du học sinh hơn.
Xem thêm:
Để được tư vấn cụ thể về các trường Nhật ngữ và nhận được những lời khuyên hữu ích nhằm đảm bảo đỗ COE hay Visa du học Nhật Bản; vui lòng liên hệ đến Jellyfish Việt Nam:
Jellyfish Vietnam – Hotline 0986.633.013
Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh