XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

cách xưng hô trong tiếng Nhật

Minasan, lần này chúng ta cùng đến với một chủ đề mới mẻ khác nhé!! Đó là cách xưng hô trong tiếng Nhật. Ai cũng biết nhưng không phải ai cũng sự dụng một cách sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh.Cách xưng hô khi giao tiếp khá là quan trọng, là điều cơ bản mà người học tiếng Nhật nên nắm được trước khi bước vào môi trường làm việc cũng như sinh sống tại Nhật. Ngoài giao tiếp nó còn thể hiện tính thân mật với người nói đang nói với người nghe.

1. Khi nói về mình (Cách xưng hô ngôi thứ nhất)
+Nam: thường xưng là 私 (watashi), 僕 (boku),俺 ( ore): Tôi , ta, mình,…

-Watashi(Tôi) Xưng khi lần đầu giao tiếp với người mới quen, hoặc trong môi trường trang trọng như hội nghị, họp, hoặc khi nói với người trên, mang tính rất lịch sự( Nói chuyện với thầy cô, đối tác, bạn bè mới gặp, với người lớn tuổi, xưng hô trước một tập thể,…).

-僕(ぼく) (Tôi, mình) Xưng khi mình đã có được sự gắn kết, thân mật với người giao tiếp( bạn bè, người yêu, với cấp trên,…)

-おれ( Ta, tao, anh,..) Cách xưng hô suồng sã với tất cả mọi người. Dùng trong giao tiếp hàng ngày khi có quan hệ có đã hình thành trong thời gian dài, thể hiện sự tự do không ngại ngùng và sợ thất lễ với người nói chuyện.

→ cách sử dụng xưng hô đối với Nam đặt trong môi trường giao tiếp và tình trạng mối quan hệ của mình với người giao tiếp, đòi hỏi sự kinh nghiệm, khéo léo.Sử dụng đúng trong từng trường hợp sẽ tạo được không thoải mái trong giao tiếp với người Nhật

VD: Đối với người trên (Thầy giáo, người lớn tuổi hoặc xưng hô trong gia đình)
Mới gặp & thời gian đầu: わたし. Sau một thời gian nói chuyện, trao đổi có thể xưng hô thành ぼく. Và sau một thời gian dài có một sự gắn kết mất thiết, thoải mái nhất định おれ。

+ Nữ: thường chỉ có 2 cách nói: 私( watashi) và あたし (atashi)

Hầu hết dùng わたし(tôi). Còn あたし ( em, thiếp) dùng trọng quan hệ rất thân mật (vợ chồng, hoặc bạn gái thân thiết với nhau)

2 Khi nói với người đang chuyện với mình

– A様( sama),Aさん (san): 2 hậu tố này dùng với thái độ kính trọng, trong đó sama là bậc cao nhất. Dùng さん với tất cả mọi người để thể hiện sự kính trọng với người giao tiếp hoặc sự khiêm nhường với chính mình.

– B君 (kun),Bちゃん:thân thiết , hoặc nói với người dưới.

-Trong gia đình:

おかあちゃんokaa-chan: gọi mẹ thân mật

おじいちゃんojii-chan : gọi ông thân mật

おねえちゃんonee-chan: gọi chị gái thân mật

3 Trong hội họp, thuyết trình, công ty:

Trong công ty hoặc trong môi trường kinh doanh Nhật, không bao giờ có chuyện người ta gọi tên riêng để tỏ thái độ thân mật. Cách chung mà người Nhật dùng là gắn họ với hậu tố さん (san) ( Namさん、 Yenさん ).

Ngoài ra người Nhật còn có cách gọi khác là gắn hậu tố 様 (sama) hoặc chức danh như 社長 shachò(giám đốc), 部長buchò(trưởng phòng), 課長kachò(trưởng ban)… VD: KIM部長 (Trưởng phòng Kim)

Việc xưng hô đòi hỏi có sự khéo léo và kinh nghiệm khi giao tiếp với người Nhật. Vì vậy để tránh mất lòng và đem lại ấn tượng ban đầu không tốt, những người mới làm quen với tiếng Nhật thì nên xưng 私Watashi và gọi đối phương thêm hâu tố さん (san).

Và khi có hiểu rõ cách dùng và có kinh nghiệm giao tiếp với người Nhật, tại sao bạn không nên thử các cách xưng hô còn lại? nó sẽ đem lại nhưng trải nghiệm và cảm giác khác khi giao tiếp với người Nhật

Trên đây là một vài chia sẻ của mình về cách xưng hô trong tiếng nhật. Mong rằng sẽ hữa ích cho các bạn.Hãy tạo niềm vui cho mình trong việc học tiếng Nhật các bạn nhé!!!


Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam