NHẬT BẢN ĐƯA RA CHÍNH SÁCH THƯỞNG TIỀN CHO NHÂN VIÊN NGHỈ NHIỀU

Đối với các bạn đã từng đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản hoặc có người thân sống ở bên Nhật được nghe kể lại thì đều biết rằng Nhật Bản là một đất nước văn minh, công nghệ phát triển , kĩ thuật hiện đại, con người Nhật Bản chăm chỉ chịu khó luôn hết mình vì công việc, họ có thể làm việc quên ăn, quên ngủ thậm chí quên cả nghỉ ngơi vì công việc. Nhưng chính điều đó lại đang tạo ra một thói quên xấu cho người Nhật, chăm chỉ quá mức khiến cho bản thân họ bị kiệt sức thành ra hiệu quả công việc làm thêm giờ không cao.

Để giải quyết tình trạng này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một chính sách để khuyến khích người dân nghỉ ngơi nhiều hơn, nghe qua tưởng chừng như vô lý nhưng ngẫm sâu xa thì thực sự ta lại thấy có ích vô cùng đó là thưởng tiền cho các công ty đặt ra chế độ giờ làm việc tối đa trong một ngày. Mức thưởng chi tiết đang được bộ lao động Nhật Bản nghiên cứu và có thể được đưa ra sớm nhất vào đầu năm.

làm việc tại Nhật

Lý do gì mà người Nhật chăm chỉ tới mức không cần nghỉ ngơi?

Văn hóa làm thêm ở Nhật bắt đầu từ sau thế chiến thứ 2 khi nước này bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng, nhu cầu lao động của các công ty khi đó vô cùng lớn. Mỗi người dân Nhật đều cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu công việc đề ra và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Khi đó khẩu hiệu phổ biến là “Công ty là số 1″, có nghĩa là mọi người đều ưu tiên thời gian và công sức lớn nhất vì sự phát triển của công ty mình đang làm việc.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt đến mức cao và đi vào suy thoái, người lao động Nhật Bản không còn động lực để duy trì cường độ làm việc như trước nữa. Tầng lớp thanh niên Nhật Bản cho rằng điều quan trọng là có sự cân bằng giữa cuộc sống riêng với công việc. Khẩu hiệu “công ty là số 1″ hiện nay cũng không còn được nhắc đến nữa.

Tác động của chính sách này tới kinh tế của Nhật Bản.

Nếu chính sách này thực sự được ban hành có thể chưa có tác động lớn ngay tức thì đến nền kinh tế Nhật Bản nói chung, nhưng nó sẽ làm thay đổi dần dần văn hóa lao động tại Nhật Bản. Khuyến khích người dân nghỉ ngơi nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, phát triển năng lực cá nhân, giải trí, đi du lịch. Sự thay đổi văn hóa lao động này rất khó đong đếm, tuy nhiên chắc chắn những tác động đến nền kinh tế Nhật Bản về lâu dài sẽ rất lớn và buộc các công ty cũng phải đưa ra các cơ chế tuyển dụng và làm việc thích ứng với tình hình mới.

Ý tưởng khuyến khích người lao động nghỉ ngơi nhiều hơn không phải tự nhiên mà có, số liệu mới công bố của giới chức trách Nhật Bản cho thấy yêu cầu đòi bồi thường cho các trường hợp chết vì làm việc quá sức trong năm ngoái tăng lên mức kỷ lục hơn 1400 hồ sơ. Trong khi đó xét về năng xuất lao động nằm ở vị trí cuối cùng trong nhóm nước công nghiệp phát triển G7. Những số liệu này cũng đã đủ để chính phủ Nhật Bản hướng tới một xã hội mà tất cả mọi người đều được cống hiến, mọi người làm ít mà sáng tạo nhiều hơn chứ không phải làm nhiều mà hiệu quả kém.

Qua những điều ở trên ta có thể thấy xuất khẩu lao động sang Nhật Bản quả thật là một sự lưa chọn vô cùng đúng đắn đối với lao động Việt. Chúng ta không những được tiếp cận với một nền công nghiệp hiện đại mà ta còn được sống và làm việc cùng những con người cần cù, cần mẫn và vô hình chung sau vài năm làm việc ở đây, chúng ta cũng học được phần nào những đức tính tốt của họ.

Theo nguồn xuatkhaulaodongnhat.vn


Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam